09 Tháng Sáu, 2021

Sinh mổ và sinh thường: cách nào tối ưu hơn cho thai phụ?

sinh mổ

Nên sinh thường hay sinh mổ là cân nhắc thường gặp nhất của các bà mẹ trước khi đón bé yêu chào đời. Hầu hết các bác sĩ sản khoa đều cho rằng trẻ sinh thường có hệ miễn dịch tốt hơn so với trẻ sinh mổ. Tuy nhiên, người mẹ sẽ mất sức nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ, phương pháp này cũng không an toàn đối với các bà mẹ gặp vấn đề bất thường trong thai kỳ. Phương pháp sinh mổ khiến sản phụ không phải chịu cơn đau đẻ và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình ca mổ đẻ diễn ra.

Những loại vết rạch khi sinh mổ:

Thai phụ khi sinh mổ có thể sẽ có những vết rạch dọc hoặc ngang.

  • Vết rạch ngang là loại rạch phổ biến nhất vì phần thấp nhất của tử cung là phần mỏng nhất và ít chảy máu nhất.
  • Vết rạch dọc sẽ phổ biến hơn nếu thai phụ có sẹo từ cuộc phẫu thuật khác trước đó, hoặc ở trường hợp em bé được xác định ở vị trí bất thường… Kiểu rạch này bị hạn chế do tốn nhiều thời gian hồi phục hơn và đau hơn loại rạch khác.

Sinh mổ bao lâu vết thương bên trong lành hẳn?

  • Loại chỉ chuyên dụng để khâu sau vết mổ sau sinh có thể thấm hút, sau 6 tuần sẽ tự tiêu hết nên không cần phải cắt chỉ.
  • Thời gian lành vết mổ sẽ tùy vào cơ địa của từng người và cách chăm sóc để tránh bị sẹo sau mổ của mỗi người. Đối với nhiều người thì sau một tuần vết mổ đã lành hẳn và vết khâu đã khô lại và gồ lên thành đường. Sau 2-3 tuần thì vết mổ sẽ biến thành sẹo và vẫn sẽ thấy đau nếu chạm vào.
  • Những vết sẹo này sẽ dài từ 110 đến 150 mm và sẽ dần lành, màu sắc cũng sẽ gần giống màu da hơn và sẽ co lại, không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nữa.
  • Sau khoảng 3 tháng thì hầu hết vết mổ sau sinh sẽ lành hẳn và sẽ ít bị đau, ngứa hơn. Có một vài trường hợp hiếm thì vết đau sẽ kéo dài đến 6 tháng hoặc 1.5 năm.
  • Ngoài ra thì việc hình thành vết thương sau mổ còn do cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng và các yếu tố gây khó lành vết thương nữa.

Lưu ý: Khi vừa có sẹo thì đó cũng là lúc hình thành da non, các chị em nên hạn chế gãi để tránh kích thích và làm tổn thương da.

Ưu điểm của sinh mổ

Với người mẹ:

  • Nên sinh mổ nếu sản phụ gặp những bất lợi như đầu thai không thuận hoặc thai nhi gặp những bệnh nguy hiểm như bệnh tim, thận…
  • Đây cũng là phương pháp ít gây đau nhất, tỉnh táo nhất và ít mất sức để rặn đẻ nhất.
  • Ngoài ra, lợi ích lớn nhất của loại sinh này là thời gian đẻ cũng được rút gọn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sản phụ sẽ được gặp con sớm hơn, ít đau hơn vì thường các mẹ phải chịu cơn đau từ 1-2 ngày trước khi để.

Với bé:

  • Sinh mổ sẽ đảm bảo an toàn cho em bé vì nó sẽ giảm thiểu những nguy hiểm và sự cố có thể xảy ra vì mổ đẻ có thể lấy thai nhi khỏi cơ thể mẹ rất nhanh.

Nhược điểm của sinh mổ

Đối với người mẹ:

Ngoài những ưu điểm ở trên, sinh mổ sẽ có những nhược điểm như sau:

  • Sản phụ khi sinh mổ phải sử dụng thuốc gây mê và có thể gây ra những tác dụng phụ của thuốc như tụt huyết áp và ảnh hưởng đến nguồn sữa sau này.
  • Đẻ mổ có thể làm tổn thương tử cung dẫn đến sự co thắt bình thường của tử cung
  • Sinh mổ sẽ mất nhiều máu hơn sinh thường và cũng ảnh hưởng đến sự co rút tử cung,ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung.
  • Đẻ mổ sẽ để lại di chứng cho mẹ như tử cung bị mẩn đỏ, dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang, nhiễm trùng vết mổ, vết mổ khó lành, đau nhức và ngứa ngáy ở vùng mổ.
  • Sinh mổ còn có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa vì thai phụ sẽ bị mất đi một lượng máu lớn do phẫu thuật, phục hồi chậm sau sinh và khó ăn uống thoải mái trong những tuần đầu tiên sau sinh. Điều này ảnh hưởng đến hệ điều tiết để phân chất từ các tuyến sữa từ não bộ bị hạn chế và làm ảnh hưởng đến sự phân tiết của các tuyến sữa.
  • Vỡ tử cung có thể là một tình trạng nguy hiểm mà các thai phụ có thể gặp phải do các vết thương ở tử cung, và gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé với những lần mang thai sau này.

Lưu ý:

  • Đối với sinh mổ thì các thai phụ nên chờ 2 đến 5 năm trước khi mang thai lần tiếp theo.
  • Cần tránh phá thai sau khi đẻ mổ vì sẽ gây ra tình trạng thủng tử cung.

Đối với bé:

  • Trẻ sinh mổ sẽ dễ bị những bệnh như vàng da, nhiễm trùng, viêm phổi, phế quản mãn tính, hen suyễn… Do không thể tiếp nhận hormone có lợi trong quá trình chuyển dạ.
  • Trẻ sẽ có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém hơn những em bé sinh thường vì bị hạn chế tiếp sức với ống dẫn sinh, đồng thời sữa mẹ về trễ (thường sữa mẹ sẽ có sau 1 tuần nếu sinh mổ). Bởi vì không nhận được nguồn sữa dinh dưỡng này kịp thời nên sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời bé sẽ dễ bị mắc bệnh hơn, đặc biệt là các căn bệnh truyền nhiễm, lây lan.
  • Sinh mổ cũng ảnh hưởng đến quan hệ mẹ con khi bé sẽ khó bú mẹ hơn và thời gian mẹ phục hồi cũng lâu hơn nên không được chăm sóc con từ những ngày đầu tiên.
  • Trẻ sinh mổ cũng sẽ tiếp nhận cuộc sống chậm hơn khi phải chịu ảnh hưởng từ những loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
sinh mổ

Các thai phụ nên tham khảo các cách làm xẹp bụng sau sinh mổ

Vậy thì sinh thường hay sinh mổ sẽ tốt hơn?

  • Tùy vào tình trạng thai kỳ và chỉ định của bác sĩ để sản phụ thực hiện phương pháp sinh mổ hay sinh thường.

Những điều không nên làm trước khi sinh mổ:

  • Lo lắng và sợ hãi khi gần đến ngày lâm bồn, đặc biệt là trước khi vào phòng sinh vì có thể làm tăng huyết áp và những con số sức khỏe khác và gây ảnh hưởng đến quá trình sinh mổ.
  • Vận động quá nhiều, làm việc mệt nhọc và luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Đeo các nữ trang, mang vật dụng cá nhân khi vào phòng mổ (thường thì các bác sĩ, y tá sẽ nói bạn cởi ra trước khi vào phòng), vì chúng có thể gây xước da em bé khi bạn bế bé

Sau khi sinh mổ cần lưu ý điều gì?

Các mẹ thường sẽ gặp những biểu hiện như: sản dịch, khó chịu sau sinh, táo bón, mệt mỏi, đau nhức… Do đó các mẹ cần phải chăm sóc tránh bị sẹo sau mổ theo những bước sau:

  • Nằm nghiêng qua một bên để tránh những cơn đau thắt ở tử cung và nôn mửa.
  • Dùng khăn thấm muối loãng và các dung dịch chuyên dụng để đắp lên vết mổ tránh bị nhiễm trùng và tránh bị sẹo sau mổ.
  • Thay băng gạc thường xuyên để giữ cho vết mổ được sạch sẽ.
  • Ăn uống điều độ, dinh dưỡng.
  • Uống đủ các loại vitamin như A, B, C để kiểm xoát tình trạng viêm nhiễm sau khi sinh mổ.
  • Ăn nhiều các món ăn có nhiều protein như: Thịt cá, trứng sữa để vùng da non và vết mổ sau sinh phục hồi nhanh hơn.
  • Cần phải hỏi bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ ăn phù hợp và tránh ăn những món kích thích vết thương như hành, tỏi…
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để không kích thích vết thương sau khi sinh mổ.
  • Cần tìm hiểu các phương pháp làm xẹp bụng sau khi khi sinh.
  • Không nên ăn những món ăn gây ra sẹo lồi như: rau muống, thịt gà… vì chúng còn có thể gây ra những nốt ban, ngứa ngáy nữa đấy.

Sau cùng, các thai phụ sẽ chọn phương pháp nào?

Bài viết này đã chỉ ra những ưu điểm và khuyết điểm của hai loại sinh thường và sinh mổ. Hyperoil mong các chị em hãy chọn phương pháp phù hợp nhất, an toàn nhất và tiện lợi nhất để em bé được ra đời trong tình trạng khỏe mạnh nhất nhé.

Hyperoil – Sản phẩm thảo dược cải thiện da đơn giản giúp hồi phục các vết thương từ sinh mổ nhanh chóng, hiệu quả và không để lại sẹo.

Những vết mổ sau sinh có thể để lại những vết sẹo gây mất thẩm mỹ, làm các chị em mất tự tin hơn trong cuộc sống. Sau khi tìm hiểu được nhu cầu của các chị em tại Việt Nam, chúng tôi đã tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Hyperoil, sản phẩm xuất xứ từ Ý, được cấp chứng chỉ chất lượng châu Âu – CE, được làm từ thảo dược nên rất an toàn và hiệu quả cho vết sinh mổ. Hyperoil có hiệu quả rõ rệt trên vết sinh mổ ngay khi chưa liền da, mau chóng làm lành vết thương, giúp làm mờ sẹo và tránh hình thành sẹo lồi.

hyperoil

Hyperoil được chiết xuất thành phần từ thảo dược nên có độ an toàn cao. Với nguồn gốc chiết xuất từ hạt Neem (xoan Ấn Độ) và hoa Chi Ban, Hyperoil có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Neem giúp giữ ẩm và bảo vệ da, kích thích quá trình tự làm lành. Hoa Chi Ban (Hypericum) giúp tái tạo mô và biểu mô, vết thương và sẹo, tăng cường tái tạo tế bào, làm dịu tổn thương và làm lành các vết sinh mổ và trả lời câu hỏi sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành.

Hyperoil được chiết xuất dạng dầu dễ dàng thấm sâu, thâm nhập vào bên trong da. Ngoài ra, dạng dầu giúp giữ ẩm và bảo vệ da, làm cho da khỏe và tăng sức đàn hồi.

Hướng dẫn sử dụng cho những vết sinh mổ

  • Rửa kỹ vết thương với nước muối sinh lý hoặc nước ấm. Không dùng thuốc sát trùng.
  • Sau đó lấy một lượng nhỏ vừa đủ Hyperoil nhỏ lên trên bề mặt vết thương, xoa đều và nhẹ để thuốc được hấp thụ hoàn toàn.
  • Băng bó vết thương bằng gạc (trong trường hợp cần).
  • Bôi đều đặn 2 – 3 lần/ngày, sử dụng đều đặn sau 7 – 10 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả hiện rõ trên các vết sinh mổ.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm Hyperoil liên hệ với chúng tôi:

  • Website: https://hyperoil.vn/
  • Hotline: 096.946.3189
  • Email: hyperoil@viet-gate.com
  • Địa chỉ: Công ty VietGate, 842/1/2 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp,Tp Hồ Chí Minh

Nguồn thông tin của sinh mổ:

Ưu điểm và nhược điểm của sinh mổ mà mẹ cần biết – Bệnh viện Bảo Sơn

Tạp chí y khoa PLOS