10 Tháng Sáu, 2021

Xử lý vết thương bị nhiễm trùng như thế nào cho đơn giản và hiệu quả

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường hay gặp phải những chấn thương khi chơi thể thao, những vết cắt ta vô tình làm thương tay mình khi nấu ăn, hoặc là những vết trầy xước khi chúng ta vô ý té ngã. Có những vết thương hở làm chúng ta lo lắng bị sẹo, nhiễm trùng, hoặc cảm thấy không thoái mái và tự tin để hoạt động hàng ngày. Thông tin hôm nay sẽ đi sâu vào các cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng để vết thương lành nhanh, hiệu quả và an toàn hơn.

Các bước để xử lý vết thương bị nhiễm trùng hiệu quả và an toàn

xử lý vết thương bị nhiễm trùng

Cần phải chuẩn bị kĩ càng trước khi vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng

Bước 1: Rửa tay bằng nước ấm, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng

  • Rửa tay là bước vô cùng quan trọng trước khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng. Rửa tay giúp hạn chế nhiễm khuẩn xâm nhập vào vết trầy xước của người bệnh.
  • Trước khi xử lý vết thương của mình hoặc người khác, nên rửa tay sạch với nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp (bạn vẫn nên rửa tay trước khi đeo găng tay y tế để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng)

Bước 2: Cầm máu, hạn chế tối đa lượng máu bị mất đi

  • Cầm máu, hạn chế chảy máu là ưu tiên hàng đầu khi bị thương. Chảy máu nhiều có thể dẫn đến choáng váng, sốc nhẹ. Nặng hơn nữa có thể ngất, trụy tim mạch, tử vong.
  • Dùng gạc vô trùng đắp nhẹ nhàng lên vết cắt hoặc vết trầy xước để thúc đẩy quá trình đông máu.
  • Nếu máu chảy nhiều mà không có gạc vô trùng hay băng sạch, có thể dùng tay ép miệng vết thương lại để hạn chế máu chảy.
  • Nâng vị trí vết thương hở cao hơn tim để hạn chế áp lực máu đến khu vực này.
  • Nếu cảm thấy vết thương sâu và không thể cầm máu bằng biện pháp thông thường, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa kịp thời.

Bước 3: Rửa sạch vết thương hở, vết xước

  • Rửa vết thương hở bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp trong 5-10 phút để loại bỏ bụi và các chất bẩn.
  • Lau nhẹ nhàng bằng khăn sạch.
  • Dùng nhíp loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn. Nếu không loại bỏ được hết chúng, bạn nên đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Lưu ý:

  • Nếu chấn thương do dị vật đâm sâu thì không nên tự rút ra vì có thể khiến máu chảy ồ ạt. Trường hợp này cần đến cơ sở y tế để được xử lý nhiễm trùng an toàn.

Bước 4: Sát trùng vết thương hở đúng cách khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng

Sát trùng là bước quan trọng nhất trong quá trình xử lý vết thương bị nhiễm trùng tại nhà. Lựa chọn sử dụng thuốc sát trùng vết thương hở chuyên dụng giúp ngăn chặn sự tấn công của mầm bệnh (vi khuẩn, nấm, bào tử) vào chỗ bị thương.

Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm sát trùng vết thương hở :

  • Phổ kháng khuẩn rộng: tiêu diệt được các loại mầm bệnh bao gồm cả vi khuẩn, nấm, bào tử
  • Không gây xót và kích ứng
  • Không làm tổn thương và ảnh hưởng tới sự hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợ (các yếu tố quan trọng trong quá trình lành thương)
  • Hiệu quả nhanh: đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn trong khoảng thời gian tiếp xúc ngắn

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng các dung dịch chứa cồn, oxy già vì các dung dịch này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại gây xót, làm tổn thương các tế bào hạt, nguyên bào sợi, tiêu diệt luôn cả các tế bào bạch cầu, tiểu cầu… khiến cho vết thương chậm lành hơn rất nhiều.

Bước 5: Băng bó cẩn thận để tránh chảy máu và viêm nhiễm

Băng cẩn thận để giữ vết thương hở luôn sạch sẽ. Nên sử dụng băng vô trùng để hạn chế tối đa nhiễm khuẩn.

Lưu ý:

  • Nếu vết cắt nhỏ hoặc vết trầy xước nhẹ, có thể không cần băng bó.
  • Hạn chế băng quá chặt, làm giảm lưu lượng máu. Điều này khiến bệnh nhân khó chịu và làm khả năng tự chữa lành của cơ thể.
xử lý vết thương bị nhiễm trùng

Việc băng lại cẩn thận là cần thiết để tránh chảy máu và nhiễm trùng

Bước 6: Thay băng thường xuyên

  • Cần thay băng hàng ngày từ 1 đến 2 lần theo hướng dẫn của bác sĩ

Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng

  • Trong quá trình chăm sóc, xử lý vết thương bị nhiễm trùng tại nhà cần đặc biệt lưu ý đến các điều nhỏ nhất. Cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng là đến ngay cơ sở y tế để chữa kịp thời.
  • Một số dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ xung quanh vùng bị ảnh hưởng như: sưng tấy, mẩn đỏ, chảy mủ hoặc càng lúc càng đau, cảm thấy da hơi ấm.
  • Nhiễm trùng nặng có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn.

Hyperoil – Sản phẩm thảo dược cải thiện da đơn giản có chức năng phục hồi, kháng viêm và kháng khuẩn an toàn, hiệu quả

Sản phẩm thảo dược Hyperoil được cấp chứng chỉ chất lượng Châu Âu – CE, giúp kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành và xử lý vết thương bị nhiễm trùng hiệu quả. Sản phẩm giúp làm mờ sẹo, tránh hình thành sẹo lồi. Hyperoil được sử dụng trên thương tổn chưa liền da và đây cũng là cách làm vùng thương tổn mau khô nhanh nhất.

Hyperoil được chiết xuất thành phần từ thảo dược nên có độ an toàn cao. Với nguồn gốc chiết xuất từ hạt Neem (xoan Ấn Độ) và hoa Chi Ban, Hyperoil có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Neem giúp giữ ẩm và bảo vệ da, kích thích quá trình tự làm lành. Hoa Chi Ban (Hypericum) giúp tái tạo mô và biểu mô, chữa lành vết bỏng, thương tổn và sẹo, tăng cường tái tạo tế bào, làm dịu tổn thương.

hyperoil-viet-nam

Hyperoil có thể sử dụng cho cả 3 giai đoạn tổn thương: giai đoạn viêm, giai đoạn lên tổ chức hạt và tái tạo, giai đoạn phục hồi thương tổn – liền sẹo. Hyperoil – có hiệu quả tối đa trên vùng bị ảnh hưởng ngay cả khi chưa liền da, giúp làm lành và giảm đau.

Hyperoil được chiết xuất dạng dầu dễ dàng thấm sâu, thâm nhập vào bên trong da. Ngoài ra, dạng dầu giúp giữ ẩm và bảo vệ da, làm cho da khỏe và tăng sức đàn hồi, đây là những yếu tố quan trọng khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng và chúng tôi sẽ giới thiệu thêm về phần bị nhiễm trùng không nên ăn gì sau.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm Hyperoil liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 096.946.3189
  • Email: hyperoil@viet-gate.com
  • Địa chỉ: Công ty VietGate, 842/1/2 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp,Tp Hồ Chí Minh.

Nguồn thông tin:

Liền vết thương và chăm sóc vết thương 2013 – Bệnh viện Đà Nẵng

Tạp chí y khoa Mỹ