07 Tháng Sáu, 2021

Loét tĩnh mạch: Định nghĩa, Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả 2023

Loét tĩnh mạch là biến chứng nghiêm trọng của suy giãn tĩnh mạch. Khi chân bắt đầu có biểu hiện nặng, đau, phù nề, giãn tĩnh mạch trong thời gian dài không được điều trị, biến chứng dẫn tới hoại tử mô. Đó chính là biểu hiện nặng của loét tĩnh mạch. Để tránh cũng như điều trị dứt điểm các biến chứng, giảm nguy hiểm cho đôi chân, hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức với bài viết dưới đây.

Vậy cơ chết loét tĩnh mạch là gì?

Loét tĩnh mạch xuất phát từ suy giãn tĩnh mạch, là một bệnh lý có tình trạng viêm và liên quan tới các cục máu đông trong tĩnh mạch các chi, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh và vận mạch. Bệnh phổ biến ở vùng chi dưới, nhất là gần cổ chân, mắt cá chân gây lở loét da.

Loét tĩnh mạch là gì

Các giai đoạn của loét do giãn tĩnh mạch

Trong y khoa chia các giai đoạn của suy giãn tĩnh mạch chân chia thành 7 giai đoạn (từ giai đoạn 0 – 6) theo mức độ nặng dần của bệnh:

– Giai đoạn 0: Giai đoạn sớm của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Chân vẫn bình thường, đôi khi gặp các triệu chứng mơ hồ như sưng, tê, mỏi chân, nặng phần bắp chân, chuột rút ban đêm, có cảm giác kiến bò dọc cẳng chân,…

– Giai đoạn 1: Tĩnh mạch chân giãn nhẹ, xuất hiện dạng mạng lưới dễ thấy bằng mắt thường.

– Giai đoạn 2: Tĩnh mạch xuất hiện ngoằn ngoèo dưới da chân.

– Giai đoạn 3: Chân vẫn có biểu hiện như giai đoạn 2, kèm theo phù chân.

– Giai đoạn 4: Màu sắc da vùng chi dưới như cổ chân, cẳng chân có sự thay đổi, xuất hiện phù, chàm.

– Giai đoạn 5: Hiện tượng loạn dưỡng da, phù chân, xuất hiện vết loét chân nhưng vết sẹo đã lành.

– Giai đoạn 6: Loạn dưỡng da, vết loét bắt đầu có biến chuyển nặng, cần cẩn thận phân biệt loét tĩnh mạch và loét do tỳ đè.

Nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của viêm loét do tĩnh mạch

Từ 40 tuổi trở đi, con người dễ gặp bệnh suy giãn tĩnh mạch hơn và cần nắm bắt các cơ chế loét tĩnh mạch để phòng bệnh. Ban đầu, người bệnh không có nhiều biểu hiện rõ ràng cho đến khi xuất hiện biến chứng nặng như loét tĩnh mạch. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe cũng như hoạt động bình thường của người bệnh.

Loét tĩnh mạch

Những biểu hiện đầu tiên của loét tĩnh mạch

1. Nguyên nhân trực tiếp

Viêm loét tĩnh mạch xảy ra khi van một chiều của tĩnh mạch không duy trì được chức năng. Lưu lượng máu tĩnh mạch về phía tim bị rối loạn, dẫn tới rối loạn dòng máu tĩnh mạch trở về tim (hay còn gọi là suy tĩnh mạch).

Trong trường hợp van bị hỏng, máu trào ngược và ứ lại ở các tĩnh mạch, những cục máu đông đó gây áp lực, ngăn ngừa dinh dưỡng và oxy trong máu đến các mô cơ thể. Cuối cùng dẫn tới mô bị phá vỡ, xuất hiện vết loét.

2. Nguyên nhân gián tiếp 

Loét tĩnh mạch do máu ứ đọng, nhưng tình trạng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như:

  • Đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài: Đặc thù công việc khiến bạn phải đứng hoặc ngồi quá lâu, tạo điều kiện máu dồn xuống chân. Lâu dài, tim bị dồn nén nhiều dẫn tới tổn thương van tĩnh mạch, gây suy yếu van, máu từ chân không chảy về tim dẫn tới ứ đọng ở 2 chân.
  • Do mang thai: Mang thai khiến tăng dung tích máu, tạo thêm áp lực lên tim. Trọng lượng cơ thể thai phụ khiến cho chân bị dồn ép nhiều hơn. Điều này khiến phụ nữ mang thai có nguy cơ bị bệnh hơn.
  • Lão hóa: Từ 40 tuổi trở đi, các bộ phận cơ thể bắt đầu lão hóa, có biểu hiện suy yếu dần. Kết hợp với những bệnh tuổi gia như mỡ máu, tiểu đường, huyết áp,… khiến người bệnh dễ bị lở loét da hơn.
  • Béo phì, bia rượu, ăn uống: Béo phì, đặc biệt do ăn nhiều đồ cay, béo, ngọt, uống bia rượu,…khiến cơ thể dễ gặp các vấn đề về tim mạch. Hàm lượng cholesterol nhiều khiến máu khó lưu thông, cơ thể nặng nề đè ép tĩnh mạch chi dưới. Các chuyên gia cũng cho biết, người béo phì có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch dẫn tới viêm loét cao gấp 50% người bình thường.

Biểu hiện của bệnh tĩnh mạch ở chân

So với các giai đoạn đầu của suy giãn thì người bệnh có thể nhận thấy rõ ràng bằng mắt thường.

Vị trí hay gặp: Dưới gối, các phần bên trong của chân, phía trên mắt cá chân. Vết loét có thể xuất hiện ở 1 hoặc 2 chân, đặc điểm nhận biết:

  • Có những vết đỏ, có thể bị phủ thêm bởi mô xơ vàng.
  • Khi viêm loét bị nhiễm, màu vết loét có thể chuyển màu xanh lá hoặc vàng.
  • Hình dạng  thường không đều, da xung quanh bị đổi màu và sưng lên.
  • Có cảm giác ấm hoặc nóng vùng quanh vết loét.

Bệnh xảy ra phổ biến hơn ở những người có tiền sử bệnh sưng chân, tuần hoàn mạch xấu, giãn tĩnh mạch sâu ở chân, máu đông cục bộ. Thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy, hơn 80 – 90% trên tổng số người mắc bệnh loét chân là do loét giãn tĩnh mạch.

Hậu quả từ những vết loét

Loét động mạch tĩnh mạch không chỉ gây mất thẩm mỹ còn khiến người bệnh đau đớn dai đẳng. Bản thân vết loét đã khó lành. Nhưng vì nhiều nguyên nhân thói quen ăn uống, sinh hoạt, bệnh nền,… khiến cho vết loét tái đi tái lại nhiều lần nếu không có cách điều trị triệt để.

Đặc biệt, với những đối tượng không chăm sóc vết thương tốt, người cao tuổi sức đề kháng kém, biến chứng bệnh có thể gây nhiễm khuẩn, hoại tử lan rộng, nhiễm trùng máu,… dẫn tới ảnh hưởng đi lại, thậm chí còn gây hỏng phần chi viêm loét, nguy hiểm hơn là đe dọa đến tính mạng.

Cách chữa loét tĩnh mạch chân và phòng chống hiệu quả tại nhà

  • Để ngăn ngừa bệnh loét tĩnh mạch, ngay từ khi còn khỏe mạnh, hãy có các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu:
  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, nên thay đổi tư thế 1 – 2 tiếng/lần, kết hợp hoạt động chân tay.
  • Nâng chân cao khi ngủ để giảm áp lực cho chân, kết hợp sử dụng tất áp lực nếu đang bị suy van 
  • Duy trì lối sống lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh (nhiều trái cây, rau củ, giảm chất béo xấu, hạn chế thuốc lá, bia rượu), giảm trọng lượng cơ thể nếu thừa cân.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe, theo dõi biểu hiện trong và ngoài cơ thể, đặc biệt là phần chi dưới về sự thay đổi màu, nứt da.

Loét tĩnh mạch và cách điều trị tại nhà

Muốn phòng ngừa những hậu quả nghiêm trọng do loét do giãn tĩnh mạch gây ra, người bệnh cần được chăm sóc và điều trị đúng cách.

1. Vệ sinh vết thương sạch sẽ

Xử lý vết thương bị nhiễm trùng và vùng viêm loét là mấu chốt để trị loét thành công. Cách vệ sinh như sau:

  • Người bệnh có thể xử lý sạch vết loét bằng nước muối sinh lý 0,9% để loại bỏ chất bẩn, mô hoạt tử ổ loét.
  • Sát khuẩn bằng thuốc sát khuẩn chuyên dụng, sau đó để khô. Nên chọn dung dịch sát khuẩn không gây xót, gây độc tế bào lành hoặc tổn thương mô hạt.
  • Dưỡng ẩm và băng vết loét, nhất là khi tắm, đi lại ngoài đường,…

2. Hạn chế áp lực 

  • Khi đã xuất hiện vết loét tĩnh mạch, người bệnh cần hạn chế ngay những thói quen ảnh hưởng tới bệnh. Không nên tỳ đè, gây áp lực lên vết loét để tránh tổn thương nặng hơn. 
  • Kết hợp thường xuyên xoa bóp các bộ phận quanh chân nhằm cải thiện lưu thông máu, nuôi dưỡng vết loét mau lành.

Phương pháp dự phòng tái phát cho loét chân tĩnh mạch

Vết loét chân tĩnh mạch có thể tái phát, đặc biệt với những người có bệnh do đặc thù công việc, thói quen sinh hoạt và bệnh nền. Bởi vậy, sau khi điều trị khỏi, bệnh nhân cần duy trì thực hiện các biện pháp dự phòng để chữa loét tĩnh mạch chân:

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là những bộ phận dễ gặp nguy cơ suy giãn và loét.
  • Vệ sinh môi trường sống, thường xuyên thay ga nệm, đồ dùng cá nhân để tránh viêm nhiễm.
  • Tăng cường thể dục thể thao, vận động nhằm thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế tỳ đè, duy trì lâu một tư thế khiến van tim bị chèn ép. Nếu đứng hoặc ngồi lâu phải thay đổi tư thể, vận động kết hợp ngâm chân, xoa bóp nhằm giúp máu lưu thông.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, giảm chất béo xấu, hạn chế bia rượu, thuốc lá. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng thiết yếu nâng cao sức đề kháng.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe và thăm khám định kỳ để phát hiện nguy cơ bệnh và điều trị kịp thời.

Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Nếu không điều trị đúng cách, người bệnh sẽ dễ có biến chứng xấu nguy hiểm tới tính mạng. Bởi vậy, ngay từ khi còn khỏe, hãy chăm sóc bản thân thật tốt. Khi có bệnh, tìm ngay biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, an vui.

Hyperoil – Giải pháp cải thiện da đơn giản và làm lành các tổn thương da từ thảo dược hiệu quả

hyperoil

Hyperoil là sản phẩm chuyên cải thiện da đơn giản làm lành vết thương và các vết lở loét da nhập khẩu từ Ý. Sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên từ hạt Neem và hoa chi ban, đảm bảo tính an toàn cao với mọi đối tượng sử dụng, hiệu quả lâu dài, với các tác dụng vượt trội như:

  • Kháng viêm, kháng khuẩn, nấm, nhiễm trùng.
  • Làm dịu những vết thương, giảm đau nhức và khó chịu từ vết viêm loét hiệu quả.
  • Làm lành và phục hồi nhanh các vết thương trên da ở kể cả khi bị nhiễm trùng và hoại tử.
  • Đẩy nhanh quá trình tái tạo mô, biểu mô, sản sinh da mới nguyên vẹn.
  • Với những tác dụng trên Hyperoil có thể làm lành mọi vết viêm loét do tì đè, loét chân tĩnh mạch, loét do tiểu đường, vết bỏng, viêm da, hỗ trợ mờ sẹo, mụn, cùng các vấn đề khác trên da.

Hyperoil được chiết xuất dưới dạng dầu, có khả năng thấm sâu, thâm nhập vào bên trong da và xử lý các vết thương cấp tính đến mãn tính hiệu quả cho các cơ chế loét tĩnh mạch. Sản phẩm sử dụng được cho cả 3 giai đoạn tổn thương: viêm – tổ chức hạt – giai đoạn liền sẹo.

Sản phẩm được khuyến cáo sử dụng sau khi xử lý sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm, không dùng thuốc sát trùng. Bôi dầu trên bề mặt vết thương, thoa đều đến khi Hyperoil hấp thu hoàn toàn. Bạn có thể kết hợp sử dụng gạc vô trùng hoặc gạc thoáng khí để giữ vệ sinh vết thương. Hãy sử dụng Hyperoil hàng ngày cho đến khi hồi phục hoàn toàn để chữa loét tĩnh mạch chân.

Xem chi tiết sản phẩm tại: https://hyperoil.vn/

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm Hyperoil liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 096.946.3189
  • Email: hyperoil@viet-gate.com
  • Địa chỉ: Công ty VietGate, 842/1/2 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp,Tp Hồ Chí Minh.

Nguồn thông tin:

Suy tĩnh mạch mạn tính một nguyên nhân gây tử vong ít người biết đến – Bệnh viện 108

Tạp chí y khoa Sage