04 Tháng Sáu, 2021
Lở loét da cần lưu ý những điểm gì và cách chăm sóc hiệu quả nhất
Lở loét da là căn bệnh thường diễn ra ở một số đối tượng có xu hướng nằm, ngồi và đè lên một chỗ lâu ngày, từ đó gây ra những vết lở loét trên da. Lở loét da thường được hình thành ở những người già, người có sức đề kháng kém, bị suy giảm hệ miễn dịch và những người kém vận động hay bị bại liệt, sau đột quỵ.
Điều này làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Vì những vết lở loét sẽ gây ra sự đau nhức, khó chịu. Nặng nhất là dẫn đến vết hoại tử. Những vết lở này nếu không điều trị kịp thời hoặc không đúng cách dễ để lại sẹo và thâm, hay gây ra những biến chứng khác cho sau này.
Nguyên nhân dẫn đến lở loét da
Các vết loét dò tỳ đè
Những vết thương ngoài da thường được hình thành từ những tổn thương nhỏ, cùng với yếu tố môi trường và vệ sinh không đúng cách sẽ gây ra biến chứng (với người tiểu đường là biến chứng tiểu đường ở chân). Nguyên nhân gây ra lở loét ở da có nhiều yếu tố. Một số nguyên nhân phổ biến thường có nguy cơ mắc như sau.
- Đầu tiên là các áp lực tỳ đè gây ra những vết thương.
Thường diễn ra ở những bệnh nhân bị liệt, bị hôn mê sâu hay hậu phẫu thuật. Áp lực tỳ đè vào một chỗ duy nhất dễ khiến vùng da bị tổn thương, cùng với môi trường vi khuẩn và sức đề kháng yếu của bệnh nhân dễ hình thành nên những vết này. Vì vậy những bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân liệt và hôn mê cần được chú ý chăm sóc cẩn thận
- Nguyên nhân tiếp theo đến từ dưỡng chất trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ.
Nhất là các dưỡng chất giúp cho các mô cơ, mỡ bên dưới vùng da phát triển. Khi những mô này bị kém phát triển sẽ trở nên mỏng đi và từ từ hình thành những vết thương, lâu ngày trở thành vết lở. Hoặc vi khuẩn từ bên ngoài tấn công đến vùng da bị tổn thương để gây ra vết lở.
- Nguyên nhân phổ biến tiếp theo đến từ bệnh đái tháo đường.
Hệ miễn dịch của những bệnh nhân tiểu đường bị sút kém, dễ dẫn đến những bệnh về da khi vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy mà bệnh nhân tiểu đường cần được quan tâm chú ý đến những vấn đề liên quan đến vệ sinh, nhất là nếu có vết thương trước đó.
Cần điều trị vết thương cẩn thận, không để lại những biến chứng để đảm bảo không xảy ra tình trạng lở loét da. Duy trì các dưỡng chất giúp da và các mô không bị yếu. Môi trường độ ẩm xung quanh cũng sẽ tác động đến việc hình thành vi khuẩn có hại cho da.
- Về yếu tố môi trường, không gian sinh sống không khô thoáng
Tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Yếu tố này gia tăng thêm nguy cơ bội nhiễm ở các vết loét. Ngoài ra, việc sử dụng những loại thuốc gây kích ứng cao, rắc thuốc kháng sinh cũng sẽ dẫn đến sự mẫn cảm với vết thương, chậm lành và để lại sẹo thâm.
Đó là một số nguyên nhân phổ biến dễ dẫn đến lở loét da mà bạn có thể phòng trước. Tiếp theo đây là các mức độ mà bạn cần nắm bắt để mỗi giai đoạn để chăm sóc và xử lý vết thương bị nhiễm trùng đúng cách.
Các mức độ lở loét da
Các cấp độ của loét tỳ đè
Việc nhận biết mức độ của vết lở giúp chúng ta có cách xử lý vết thương hợp lý. Nhìn chung, vết lở hình thành do người già kém vận động hay bị áp lực tỳ đè. Do đó mà vết thương thường gọi là loét do tỳ đè. Mức độ tổn thương mô sẽ đưa kết quả mức độ loét khác nhau. Dựa vào đó mà giới chuyên gia chia ra thành 4 mức độ loét tỳ đè.
- Đầu tiên là mức độ khởi phát: mức độ này hình thành ở giai đoạn ban đầu hình thành nhưng vẫn cần được quan tâm phòng ngừa. Các triệu chứng của vết thương mức độ này là xuất hiện những vết rộp màu hồng. Dù không mất da nhưng bị cứng và đau ở chỗ vết thương. Ở mức độ này, lớp bì và thượng bì bị tổn thương do tỳ đè. Sinh ra tình trạng đau, vùng da bị rộp và cứng.
- Mức độ thứ hai có phần nặng hơn: Lúc này vết thương bị mất da một phần, tổn thương nặng lớp thượng bì. Chưa hoại tử mô nhưng vết loét nông, khô và bị phồng rộp. Ở hai mức độ này nếu phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách sẽ nhanh chóng hồi phục. Ở mức độ 1 thì khoảng 1-2 tuần là hồi phục và 1-2 tháng dành cho mức độ hai.
- Ở mức độ thứ ba: vết loét trở nên nặng hơn khi những thành phần tổ chức bên dưới lớp da đều bị tổn thương. Mô mỡ vẫn chưa bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng một số mô bị hoại tử. Tạo thành màu vàng và mủ ở phần đáy vết loét.
- Mức độ thứ tư: là mức độ nặng nhất, lớp da vùng tổn thương lúc này bị hoại tử hoàn toàn. Khi này vết thương đã ăn sâu và làm mất đi vùng da, ăn vào phần xương. Do đó có thể gây ra dịch màu vàng hoặc xám, làm lộ phần xương. Các triệu chứng đau nhức, sốt, chảy máu sưng nóng, nhiều mủ dịch, vảy hoại tử,…
Do đó mà vết loét ở mức độ ba và bốn cần sự điều trị và ý kiến y khoa. Cùng với đó là kết hợp với sự chăm sóc cẩn thận như đối với vết thương mức độ một và hai. Chăm sóc vết loét mức độ ba và bốn đòi hỏi nhiều sự chú ý hơn, mất nhiều tháng để hồi phục.
Việc vệ sinh làm sạch vết loét diễn ra khoảng 2-3 tiếng một lần để đảm bảo độ hiệu quả của quá trình điều trị. Một số phương pháp được áp dụng cho điều trị ở mức độ này là ghép da. Nhưng chỉ được áp dụng 30% và tùy trường hợp, chi phí điều trị cũng sẽ đòi hỏi rất cao.
Cách xử lý – chăm sóc đúng cách
Sau đây là một số khuyến cáo và hướng dẫn dành cho việc xử lý, chăm sóc vết thương lở loét. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về toàn bộ quá trình cũng như đánh giá được mức độ nặng nhẹ của vết thương bạn rất cần ý kiến chuyên gia y khoa và làm theo các phác đồ điều trị loét tỳ đè mới nhất.
Nguyên tắc xử lý – chăm sóc da bị lở loét
Sau khi hiểu rõ về lý do gây ra vết loét tỳ đè, có thể tham khảo ứng dụng các nguyên tắc như sau.
- Đầu tiên là phải làm giảm áp lực lên vết thương tì đè.
Bởi áp lực này đã hình thành nên vết loét, do đó cần tìm cách tránh để vết thương tiếp xúc hay nhận một lực đè lên.
Ví dụ như các vết loét tì đè ở lưng, chân thì bệnh nhân cần tránh việc để lưng chịu áp lực lớn của cơ thể, tránh để chân đi va chạm quá nhiều.
Cách tốt nhất là ngồi không tỳ lưng, nằm nghiêng một bên và không đi, đứng để bàn chân úp vào sàn nhà. Bệnh nhân có thể sử dụng xe lăn trong quá trình điều trị. Chu kỳ thay đổi tư thế thường là 2 tiếng một lần.
- Cải thiện thể chất là nguyên tắc tiếp theo.
Cơ thể bệnh nhân cần được chăm sóc chu đáo. Cung cấp những dưỡng chất cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý như vitamin và protein, các khoáng chất vi lượng,… Và người bệnh cần được tăng cường lưu thông máu đến vùng da bị tì đè. Có thể thông qua việc xoa bóp, mát xa nhẹ nhàng cho người bệnh.
- Tiếp theo là thường xuyên vệ sinh bằng những dung dịch sát khuẩn
Đây là bước quan trọng hỗ trợ phục hồi vết thương. Các dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn ở ổ loét, giúp vết thương không bị viêm hay nhiễm trùng, hạn chế chảy dịch mủ và co lại phần mô, liền thương nhanh chóng.
Dung dịch sát khuẩn cần đảm bảo một số yêu cầu sau: tính năng sát khuẩn mạnh mẽ; không gây ra các kích ứng và an toàn cho da; không làm cản trở quá trình phục hồi tự nhiên.
- Cuối cùng chính là điều trị nâng cao
Kèm với việc tự điều trị vết loét, đối với những vết thương nặng cần phác đồ điều trị từ ý kiến chuyên gia.
Các bước làm sạch các phần da bị lở loét
Khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng, vết loét bạn cần đảm bảo các bước vệ sinh được tiến hành đúng cách. Sau đây là một số khuyến cáo để xử lý vết thương, vết loét đúng cách.
1/ Đầu tiên chính là làm sạch sơ bộ.
Ở giai đoạn này khi xuất hiện vết loét sẽ dính bụi, dính những mảng da chết,… Do đó bạn có thể dùng các dung dịch nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn.
Ngoài ra bạn có thể dùng kéo y tế cắt lọc vết thương để loại bỏ phần da chết. Tuy nhiên, bước này và phương pháp này chỉ dành cho những vết thương nhẹ. Đối với những vết loét ở mức độ ba và bốn bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra.
2/ Bước tiếp theo, vệ sinh vết loét bằng sản phẩm cải thiện da chuyên dụng.
Đây là bước quan trọng vì nó sẽ ngăn ngừa việc xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương và ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn chung. Do đó bạn cần vệ sinh bằng những dung dịch chuyên dụng nhiều lần mỗi ngày. Các bước thực hiện như sau:
- Thấm dung dịch ra bông và gạc để lau vết thương. Số lần lau là ba hoặc bốn lần một ngày.
- Khi lau vết thương, lau xung quanh tối thiểu 30 giây và không cần phải rửa lại bằng nước.
Cứ chăm sóc vết thương như vậy vết loét sẽ dần hồi phục theo thời gian. Mức độ nhanh chậm tùy vào mức độ nặng nhẹ của vết loét. Bước tiếp theo sau khi vệ sinh sát khuẩn là dưỡng ẩm vết thương. Các sản phẩm dưỡng ẩm vết thương đẩy nhanh quá trình liền thương. Do đây là công đoạn dưỡng ẩm cho vết thương nên bạn cần lưu ý chỉ sử dụng cho vết loét đã khô và không bị viêm chảy dịch.
Nên sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp và có nguồn gốc thảo dược khi chăm sóc vết thương
3/ Bước cuối cùng là băng bó vết thương.
Việc băng vết thương cần đảm bảo không quá chặt vì sẽ gây đau nhức cho vết thương. Đồng thời phải đảm bảo không quá hở tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn phát triển. Băng vết thương cần đảm bảo tránh việc tiếp xúc, cọ sát với môi trường bên ngoài, ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn.
Mẹo liền thương nhanh chóng
Sau đây là các mẹo giúp bạn có thể làm liền vết thương nhanh chóng mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, những mẹo này chỉ nên áp dụng đối với vết thương mức độ một.
Đầu tiên là giảm thiểu căng thẳng và áp lực. Trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật hay điều trị, stress ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ hồi phục. Vì vậy bệnh nhân cần có tâm lý thoải mái để quá trình được diễn ra không gặp vấn đề.
Một số cách trị thương cũng có thể mang lại hiệu quả như tăng cường vitamin C và sử dụng nha đam, lô hội. Vitamin C cung cấp đủ dưỡng chất cho việc nâng đỡ thể trạng. Lô hội hay nha đam có thể sử dụng để làm dịu vết thương.
Nhưng nên lưu ý chỉ nên dùng cho vết thương mức độ một, triệu chứng nhẹ. Còn đối với mức độ nặng hơn và xuất hiện loét do tỳ đè thì bạn cần sự can thiệp của y khoa.
Những điều cần tránh khi bị lở loét da
Sau đây là các khuyến cáo dành cho bạn trong khi chăm sóc vết thương, vết lở loét ngoài da. Điều quan trọng nhất cần lưu ý chính là luôn làm theo sự chỉ định của bác sĩ. Các toa thuốc cần dùng và các bước chăm sóc cần làm theo chỉ dẫn y khoa. Mặt khác, bạn cũng cần lưu ý tránh những điều sau đây.
- Thứ nhất là tránh sử dụng các phương pháp dân gian.
Một số mẹo truyền tai của dân gian trong việc chữa trị vùng da bị ảnh hưởng chưa có cơ sở khoa học. Việc áp dụng những cách này là không an toàn và dễ để lại biến chứng.
- Thứ hai là dùng những sản phẩm sát khuẩn, vệ sinh không hiệu quả, không an toàn.
Các dung dịch vệ sinh được sử dụng cho vết thương cần đảm bảo chuyên dụng để mang lại hiệu quả. Việc dùng những dung dịch như oxy già, cồn,… không mang lại hiệu quả mong muốn mà còn làm tổn thương các tế bào, mô tái tạo.
- Cuối cùng là không tự ý rắc thuốc kháng sinh lên vết thương.
Việc này sẽ gây kích ứng cho da và mang lại hậu quả xấu. Bên cạnh đó đây là hành động không tuân thủ theo chỉ dẫn bác sĩ.
Hyperoil – sản phẩm thảo dược cải thiện da đơn giản xử lý cách vết loét do tỳ đè nhanh chóng không để lại sẹo
Trong giai đoạn chăm sóc vết thương, tìm kiếm một sản phẩm chất lượng và mang lại hiệu quả cao là vô cùng quan trọng. Qua đó mới đẩy nhanh tiến trình phục hồi và liền thương. Tuy nhiên nếu sử dụng sản phẩm không đúng cách có thể để lại sẹo và thâm sau khi lành vết thương.
Hyperoil được cung cấp bởi tập đoàn RI.MOS và đã có chứng chỉ CE – thiết bị y tế loại IIb. Đây là sản phẩm làm lành vết thương từ thảo dược, giúp quá trình tái tạo tự nhiên được diễn ra thuận lợi và không gây biến chứng về sau.
Chiết xuất từ hạt Neem và hoa Chi Ban, Hyperoil giúp kháng viêm, kháng khuẩn và nấm. Liền thương nhanh chóng và đẩy nhanh quá trình tái tạo mô và tế bào. Vết thương sẽ trải qua ba giai đoạn phục hồi bao gồm từ lúc viêm, giai đoạn tổ chức lại các hạt tế bào, tăng sinh và cuối cùng là phục hồi.
Hyperoil cung cấp hai sản phẩm dạng dầu (oil) và gel hỗ trợ chăm sóc da cho từng giai đoạn.
Trong đó trong giai đoạn vết thương bị viêm, cần vệ sinh vết thương thường xuyên sẽ sử dụng sản phẩm dạng dầu.
Ở giai đoạn tăng sinh và tái tạo lại các hạt tế bào, vùng da bị tổn thương cần nhiều dưỡng chất. Hyperoil chiết xuất dạng dầu dễ dàng thấm sâu, thâm nhập vào bên trong da, cải thiện dần dần các vết sẹo, làm cho sẹo mềm và phẳng dần, giúp làn da mịn màng tự nhiên.
Do đó trong giai đoạn này sẽ sử dụng sản phẩm dạng dầu. Cuối cùng là quá trình hồi phục sẽ sử dụng sản phẩm dạng gel để duy trì độ ẩm, làm dịu vết thương và không để lại sẹo. Gel sẽ lỏng hơn so với dạng dầu, do đó sản phẩm dạng dầu sẽ giúp thẩm thấu nhanh hơn các dưỡng chất vào vết thương nên được sử dụng trong giai đoạn vết thương chưa phục hồi hoàn toàn.
Hyperoil có thành phần thảo dược, do đó đảm bảo độ an toàn và hiệu quả cao cho mọi vết thương. Bên cạnh đó còn mang chi phí hợp lý, dễ dàng sử dụng. Phù hợp với người dùng tại thị trường Việt Nam.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cải thiện da đơn giản liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 096.946.3189
- Email: hyperoil@viet-gate.com
- Địa chỉ: Công ty VietGate, 842/1/2 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp,Tp Hồ Chí Minh.
Nguồn thông tin:
Chăm sóc loét do tì đè Bệnh viện 108
Search
Danh mục
Bài viết mới nhất
-
01 Tháng Mười, 2024
Các Loại Băng Gạc Cho Vết Thương tại Việt Nam
-
03 Tháng Bảy, 2024
Herpes Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
19 Tháng Hai, 2024
Xăm xong bôi gì để tránh nhiễm trùng và lên hình đẹp, rõ nhất
-
04 Tháng Mười, 2023
Sẹo lồi: Khái niệm, nguồn gốc và cách trị sẹo lồi đơn giản và hiệu quả