08 Tháng Sáu, 2021
Phác đồ điều trị loét tỳ đè mới nhất 2024
Loét tỳ đè được xác nhận là một tình trạng rất nguy hiểm và dễ xuất hiện nếu bệnh nhân không được chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Thực tế, việc điều trị loét tỳ đè không phải là một việc làm dễ dàng bởi hầu hết các nguyên gây ra bệnh đều do ảnh hưởng từ một số cơ quan trong cơ thể. Hãy cùng tham khảo phác đồ điều trị loét do tỳ đè của Bệnh viện hoa kỳ ở sau đây.
Định nghĩa của loét tỳ đè là gì?
Loét do tỳ đè là một loại tổn thương hoại tử da giữa vùng xương với vật có nền cứng, là hậu quả của quá trình bị tỳ đè kéo dài gây thiếu máu nuôi tổ chức và chết tế bào. Loét tì đè thường xảy ra ở những bệnh nhân liệt vận động, nằm lâu, suy kiệt hoặc mắc các bệnh mạn tính.
Phác đồ điều trị loét tỳ đè được đưa ra bởi các chuyên gia y tế
1) Giảm áp lực cho vùng da bị tỳ đè.
Những vị trí dễ bị loét tỳ đè
Giảm áp lực là bước cơ bản nhất của phác đồ điều trị loét tỳ đè cần được thực nhiện để chăm sóc những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng và đang bị ảnh hưởng của bệnh nhân.
Thay đổi tư thế thường xuyên
Cải thiện tư thế được chứng minh là phương pháp hiệu quả và quan trọng nhất. Người nằm trên giường trong thời gian lâu cần phải được xoay tối thiểu 2 giờ/ lần và phải được đặt ở một góc 30º so với nệm khi nằm nghiêng để tránh áp lực quá lâu. Với bệnh nhân ngồi trên ghế thời gian dài, đây cũng có thể là nguy cơ gây loét tỳ đè nên cần phải thay đổi vị trí 15 đến 20 phút/ lần
Lưu ý:
- Khi xoay bệnh nhân cần phải nghiêng độ cao của giường để tránh lực mài, quan sát những yếu tố gây thương tổn đến vùng da dưới của bệnh nhân.
- Dùng khăn trải giường hoặc thiết bị hỗ trợ khi di chuyển bệnh nhân để tránh ma sát không cần thiết.
Sử dụng đệm để chăm sóc vết loét tì đè theo phác đồ điều trị loét tỳ đè
Những vật dụng cơ bản như đệm xốp, gối có thể được dùng để lót ở hai bên sườn, giữa hai chân, dưới cổ chân, cổ tay để giảm áp lực và phòng ngừa các vết loét tỳ đè. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có những miếng bảo vệ khuỷu tay, cổ chân có thể được dùng để bảo vệ riêng những phần có nguy cơ cao này.
Các loại đệm chuyên dụng cho loét tỳ đè
Có nhiều loại đệm để phòng ngừa và chăm sóc vết loét do tỳ đè và được phân thành 2 loại bề mặt trong phác đồ điều trị loét tỳ đè: Bề mặt tĩnh và bề mặt động.
Bề mặt tĩnh là các đệm có chứa bọt, nước hoặc gel ở bên dưới hoặc có lò xo. Bề mặt tĩnh được sử dụng để tăng diện tích hỗ trợ bề mặt và giảm áp lực, ma sát, lực mài.
Bề mặt động bao gồm các nệm có xen kẽ không khí, có đệm không khí ở dưới, hoặc là đệm không khí. Đây là những loại đệm tiên tiến nhất, được bơm bởi một máy bơm. Nó sẽ tự bơm xen kẽ và xì hơi tự động để luôn dịch chuyển áp lực từ nơi này sang hơi khác. Đệm có không khí bên dưới có khả năng thấm khí và luôn được thổi phồng, có tác dụng làm khô bề mặt mô, thích hợp cho bệnh nhân ở giai đoạn 1, 3 và 4. Một loại nệm không khí là nệm không khí hóa lỏng có chứa các hạt bọc silicon hóa lỏng.
Ưu điểm: giảm độ ẩm và làm mát, được dùng cho bệnh nhân giai đoạn 3 và 4 (những trường hợp loét này rất khó lành lại và đã có quá nhiều vết loét trên người)
Và đó là những định nghĩa và cách phòng chống loét tỳ đè. Thế nhưng nếu không may bị loét thì bạn nên tham khảo những kiến thức tiếp theo sau đây để chăm sóc vết loét thật tốt để không bị loét sâu đến những giai đoạn nguy hiểm hơn.
2) Chăm sóc vết loét tỳ đè trực tiếp theo phác đồ điều trị loét tỳ đè:
Cần chăm sóc vết loét theo đúng phác đồ điều trị loét tỳ đè để đạt hiêu quả cao nhất
Vệ sinh vết loét:
- Vết loét nên được vệ sinh thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch chuyên dụng. Thấm dung dịch ra bông và gạc để lau vết loét. Với những vết loét nặng, chảy nhiều mủ, dịch, việc chăm sóc nên được thực hiện tích cực 2-3 tiếng một lần để đạt hiệu quả tối ưu.
Lưu ý: không dùng các sản phẩm không có nguồn gốc, hoặc thuốc khử trùng mạnh vì có thể hủy hoại mô hạt.
Làm sạch vết loét:
Ngoài xử lý vết thương bị nhiễm trùng, loại bỏ mô hoại tử là điều cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn ngăn lành vết thương. Sau đây là những phương pháp để chăm sóc vết loét do tỳ đè:
- Khử trùng cơ học: sử dụng bồn tạo sóng, sử dụng áp suất vừa đủ để làm sạch vết thương. Khử trùng cơ học thích hợp khi vết loét có dịch lỏng và mảnh vụn nhỏ. Cần thận trọng khi dùng phương pháp này vì có thể loại bỏ cả mô hạt lành của da.
- Làm sạch bằng enzyme: sử dụng enzyme để làm sạch. Cách thức này có thể sử dụng cho các vết thương nhỏ, giai đoạn đầu nhưng lưu ý không nên sử dụng nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Phẫu thuật sinh học: Đây là một phương pháp rất lạ ở Việt Nam, sử dụng ấu trùng ruồi xanh để chữa lành vết thương. Phương pháp này rất hiệu quả khi dùng để chữa trị loét cho những bệnh nhân khi loét đã ăn vào gân, cơ hoặc xương
3) Kiểm soát đau cho người bệnh bị loét tỳ đè
Loét tì đè có thể gây ra những cơn đau mạnh và thường xuyên, vì vậy chúng ta cần phải kiểm soát cơn đau cho bệnh nhân.
- Nếu ở nhà, người nhà có thể cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau nhẹ như Paracetamol.
- Cần phải nhận biết cơn đau của bệnh nhân nếu bệnh nhân bị suy giảm nhận thức (Những thay đổi trong hoạt động, biểu cảm, giọng nói…).
- Điều trị bằng thuốc giảm đau mạnh (Opioid) nếu có chị thị của bác sĩ.
- Thuốc an thần để giúp giảm lo âu.
Lưu ý: Nên uống thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ. Nếu cơn đau kéo dài và vết loét quá tệ, cần phải đi đến trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
4) Kiểm soát nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một mối đe dọa lớn với loét do tỳ đè bởi vì đây là vết thương hở và khả năng lành vết thương đã bị ảnh hưởng. Cần phải nhận biết dấu hiệu của nhiễm trùng qua những đặc điểm sau như ban đỏ, mùi hôi, ẩm, ấm áp, chảy dịch, sốt, và số lượng bạch cầu tăng cao.
Cần phải rửa tay đúng cách và sử dụng những dung dịch sát khuẩn phù hợp.
5) Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng theo phác đồ điều trị loét tỳ đè
Bệnh nhân bị loét nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Lượng chất đạm cần nạp vào cơ thể là từ 1.25 đến 1.5 g/kg/ ngày. Các thành phần như vitamin, khoáng chất cần được đảm bảo đầy đủ.
Nếu không đủ bằng đường ăn, cần phải bổ sung thêm bằng đường uống, mũi, dạ dày hoặc đường tiêm vì đây là yếu tố quan trọng nhất để chữa bệnh.
Các phương pháp chữa trị dứt điểm các vết loét da
1) Điều trị bổ trợ
Những phương pháp hỗ trợ khác có thể sử dụng cùng với phác đồ điều trị loét tỳ đè
- Phương pháp hút áp lực âm: Sử dụng dẫn lưu áp lực thấp so với áp lực không khí để loại bỏ dịch từ bề mặt vết thương. Ý tưởng của liệu pháp này là áp dụng áp lực âm cho các vết thương thích hợp nhằm đẩy nhanh liền thương.
- Liệu pháp kích thích điện: Sử dụng kích thích điện với liệu pháp băng vết thương đúng cách có thể giúp tăng nhanh quá trình lành vết thương.
2) Phẫu thuật để điều trị dứt điểm các vết loét tỳ đè
Phẫu thuật có thể chữa trị loét dứt điểm
Loại bỏ hoạt tử khô và hoat tử dày bằng dao mổ vô trùng. Đây là cách chữa loét tì đè nhanh nhất, giúp phục hồi các khiếm khuyết lớn (như xương, cơ bị lòi ra, da bị mất đi).
Phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân không phải chịu những nỗi đau kéo dài, tăng cường giá trị cuộc sống.
Hyperoil – Cải thiện da đơn giản bằng sản phẩm thảo dược có chức năng phòng ngừa và điều trị loét tỳ đè an toàn, hiệu quả được dùng cùng với phác đồ điều trị loét tỳ đè
Đối với những bệnh nhân bị loét do tỳ đè, phải chăm sóc loét tỳ đè thường xuyên, lâu dài. Quá trình điều trị và chăm sóc vết loét tỳ đè cũng phải theo đúng phác đồ điều trị loét tỳ đè và sử dụng nhiều sản phẩm trị liệu an toàn và đúng cách.
Bạn có thể phòng ngừa và chăm sóc các vết loét tỳ đè nếu làm đúng cách mà không cần đến phẫu thuật hay can thiệp của bác sĩ. Bạn cần chăm sóc loét tì đè cẩn thận mỗi ngày, cũng như điều trị đúng cách và sử dụng những sản phẩm an toàn phù hợp.
Sản phẩm thảo dược Hyperoil sản xuất tại Ý, được cấp chứng chỉ chất lượng Châu Âu – CE, giúp làm lành và chăm sóc vết loét tỳ đè hiệu quả. Hyperoil hỗ trợ tái tạo và phục hồi các thương tổn trên da, kể cả trong trường hợp bị nhiễm trùng và hoại tử. Hyperoil bảo vệ các vùng da bị tì đè và xung quanh các mô da bị tổn thương.
Hyperoil được chiết xuất thành phần từ thảo dược nên có độ an toàn cao. Với nguồn gốc chiết xuất từ hạt Neem (xoan Ấn Độ) và hoa Chi Ban, Hyperoil có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Neem giúp giữ ẩm và bảo vệ da, kích thích quá trình tự làm lành. Hoa Chi Ban (Hypericum) giúp tái tạo mô và biểu mô, chữa lành vết bỏng, vết thương và sẹo, tăng cường tái tạo tế bào, làm dịu tổn thương.
Hyperoil có thể sử dụng cho cả 3 giai đoạn tổn thương: giai đoạn viêm, giai đoạn lên tổ chức hạt và tái tạo, giai đoạn phục hồi vết thương – liền sẹo. Hyperoil – có hiệu quả tối đa trên vết thương ngay cả khi chưa liền da, giúp làm lành vết thương
Hyperoil được chiết xuất dạng dầu dễ dàng thấm sâu, thâm nhập vào bên trong da. Ngoài ra, dạng dầu giúp giữ ẩm và bảo vệ da, làm cho da khỏe và tăng sức đàn hồi.
Và bài viết trên đã liệt kê các bước của phác đồ điều trị loét tỳ đè.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm Hyperoil liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 096.946.3189
- Email: hyperoil@viet-gate.com
- Địa chỉ: Công ty VietGate, 842/1/2 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp,Tp Hồ Chí Minh.
Nguồn thông tin:
Chăm sóc loét do tì đè – Bệnh viện 108
Search
Danh mục
Bài viết mới nhất
-
01 Tháng Mười, 2024
Các Loại Băng Gạc Cho Vết Thương tại Việt Nam
-
03 Tháng Bảy, 2024
Herpes Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
19 Tháng Hai, 2024
Xăm xong bôi gì để tránh nhiễm trùng và lên hình đẹp, rõ nhất
-
04 Tháng Mười, 2023
Sẹo lồi: Khái niệm, nguồn gốc và cách trị sẹo lồi đơn giản và hiệu quả