07 Tháng Sáu, 2021
Biến chứng tiểu đường ở chân: Định nghĩa và cách điều trị
Tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng. Loét bàn chân tiểu đường hay còn được gọi là bàn chân đái tháo đường là một trong những biến chứng tiểu đường ở chân thường gặp và nguy hiểm nhất. Có khoảng 10% người bệnh có loét bàn chân trong suốt thời gian mắc bệnh. Nếu như không biết cách chăm sóc và điều trị loét bàn chân tiểu đường sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng bàn chân tiểu đường, biến dạng bàn chân, cắt cụt chi.
Việc quản lý bệnh tiểu đường đúng cách và chăm sóc bàn chân cẩn thận có thể giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường ở chân, giảm tỷ lệ cắt cụt chi.
Tại sao người bệnh tiểu đường lại có nguy cơ biến chứng tiểu đường ở chân?
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ về những thông tin liên quan đến biến chứng tiểu đường ở bàn chân do bệnh tiểu đường gây ra. Hiểu rõ về nguyên nhân, cách chăm sóc bàn chân và phương pháp điều trị đúng đẵn sẽ ngăn ngừa biến chứng loét chân. Tuy nhiên để đảm bảo tính hiệu quả và độ an toàn, bạn cần sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ và không được phép tự ý thực hiện việc chữa trị.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), bàn chân đái tháo đường được định nghĩa là bàn chân của người bệnh đái tháo đường với loét, nhiễm trùng hoặc phá hủy mô sâu, kết hợp với bất thường thần kinh và các mức độ khác nhau của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới.
Những dấu hiệu đầu tiên của biến chứng tiểu đường ở chân
Nguyên nhân hình thành các biến chứng tiểu đường ở bàn chân?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loét bàn chân tiểu đường.Trong đó phổ biến nhất bao gồm các nguyên nhân sau:
1/ Hệ thống động mạch nuôi dưỡng bàn chân bị hẹp hoặc tắc do các mảng xơ vữa được hình thành và gắn vào trong lòng động mạch
Biến chứng này gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Hai chân sẽ không được tưới máu và nuôi dưỡng đầy đủ. Những vết loét trên da sẽ không được cung cấp đủ các dưỡng chất để nhanh chóng làm liền vết thương. Do đó, chỉ cần có một vết loét nhỏ, thời gian làm lành vết thương sẽ kéo dài. Nếu người bệnh bị nhiễm trùng không lành hoặc khó lành vì lưu lượng máu đến nuôi dưỡng vết thương bị kém thì vết thương đó có nguy cơ bị loét hoặc mô có thể chết gây hoại tử.
Đường tích tụ trên lớp nội mạc mạch máu, làm giảm lưu lượng máu tới tưới cơ quan
2/ Hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương khiến bệnh nhân giảm hoặc mất cảm giác
Điều này khiến bệnh nhân không cảm nhận được cảm giác đau hoặc cảm giác nóng, lạnh, vì vậy không phát hiện ra được bàn chân của mình bị tổn thương. Ví dụ: bệnh nhân có thể không biết hoặc không phát hiện ra những vết rách trên da khi dẫm phải một vật sắc nhọn hoặc những phỏng rộp khi đi giầy quá chật. Thêm vào đó, khi mất cảm giác đau, bệnh nhân sẽ không bảo vệ được những tổn thương nhỏ này do luôn tì đè lên chúng. Vì vậy, những tổn thương này rất dễ tiến triển nặng và lan rộng hơn và có thể gây lở loét da.
Biến chứng tiểu đường ở chân ảnh hưởng đến thần kinh
3/ Nhiễm trùng
Người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn so với người bình thường do lượng đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Lượng máu đến bàn chân kém làm cho các tổn thương ở bàn chân lâu lành hơn. Chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể gây ra loét tì đè và nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng kết hợp với thiếu máu thì nguy cơ gây cắt cụt chi là rất cao và có thể dẫn đến nhiều biến chứng tiểu đường ở chân khác.
Các dấu hiệu nhận biết sớm các biến chứng bàn chân ở bệnh tiểu đường
- Tê bì bàn chân: Tê bì bàn chân thường xuất hiện sớm và là triệu chứng phổ biến nhất. Người bệnh có thể bị tê ở các đầu ngón chân như bị kim châm, sau đó lan ra các phần còn lại của chân.
- Nóng rát da: Cảm giác nóng, bỏng rát thường xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc đầu các ngón chân.
- Khô ngứa da, chai sần: Do giảm lưu thông mạch máu dưới da kết hợp rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi, người tiểu đường có thể thấy khô dưới da, bong tróc, dày sừng và hình thành các vết chai sạn. Khi vết chai chân dày lên, có thể gây nứt nẻ, lở loét, nhiễm trùng.
- Chuột rút hoặc đau nhức: Đường huyết cao gây tổn thương thần kinh ngoại vi cũng sẽ ảnh hưởng đến các cơ bắp, gây triệu chứng chuột rút chân hoặc đau nhức cơ bắp, đặc biệt ở lòng bàn chân. Chuột rút do bệnh tiểu đường không giống như những cơn chuột rút thông thường, người bệnh có thể không nhìn thấy cơ bắp bị co thắt nhưng vẫn bị đau đớn.
- Vết thương, vết loét lâu lành: Vết loét thường nằm ở các vị trí hay bị tì đè như gan bàn hoặc đầu ngón chân, đặc biệt là ngón cái và ngón út. Loét do tỳ đè có thể xảy ra từ những vết xước nhỏ, vết cắt lành chậm hoặc do sự cọ xát của giày có kích cỡ không phù hợp. Điều quan trọng là phải điều trị các tình trạng này ngay khi bạn nhận thấy chúng.
- Biến dạng bàn chân do tiểu đường: Nếu cơ bắp của người bệnh bị yếu đi do bệnh tiểu đường type 2 thì người bệnh sẽ có dáng đi bất thường, áp lực tăng mạnh lên các ngón chân gây ra biến dạng ngón chân. Ngón chân của người bệnh sẽ bị cong hoặc gấp khúc giống như những chiếc búa nhỏ và đây cũng là một biến chứng tiểu đường ở chân phổ biến.
- Nhiễm nấm móng kẽ chân: Vùng kẽ chân có thể dễ bị nấm nếu người bệnh sau khi rửa lau không khô. Do môi trường ẩm mốc có thể khiến vi nấm phát triển rất nhanh. Móng nhiễm nấm thường có biểu hiện dày lên, hóa sừng, móng chuyển sang màu vàng hoặc trắng đục, phần móng dễ bị gãy, bong ra rất nguy hiểm
Biến chứng tiểu đường ở chân được điều trị như thế nào?
Bạn nên đến bác sĩ để được điều trị ngay lập tức nếu bạn phát hiện mình bị loét bàn chân tiểu đường để được hướng dẫn các cách chăm sóc và điều trị loét bàn chân tiểu đường hiệu quả nhất.
Có thể phải dùng kháng sinh nếu vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng
- Khi bị biến chứng tiểu đường ở chân, các mô bên dưới sẽ tiếp xúc với sự xâm chiếm của các sinh vật gây bệnh. Kết quả là nhiễm trùng vết thương có thể bắt đầu từ bề ngoài, nhưng với sự chậm trễ trong điều trị và cơ chế bảo vệ cơ thể đã bị suy giảm do rối loạn chức năng bạch cầu trung tính và suy mạch máu, nó có thể lan đến các mô dưới da và thậm chí là đến các cấu trúc sâu hơn.
- Tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng lên đến bắp chân. Người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, lạnh run, tụ dịch ở bàn chân, thậm chí chỗ vết loét đen thâm lại là dấu hiệu của hoại tử.
Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng và hoại tử vết loét mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp
- Nếu hoại tử ít sẽ phẫu thuật cắt lọc các tổ chức cơ, xương đã chết nhằm bảo tồn chân cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng hoại tử đã lan rộng, bác sĩ sẽ cần phải cắt cụt chi nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng huyết có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh
- Để điều trị hiệu quả tình trạng nhiễm trùng các chi do tiểu đường đòi hỏi liệu pháp kháng sinh thích hợp. Loại kháng sinh, đường dùng và thời gian điều trị kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số trường hợp, khi hệ thống mạch máu ngoại biên đã bị hẹp tắc cần phải được mổ tái thông mạch máu bị tắc
Có thể dùng một số thuốc kích thích giúp vết thương chóng lành như yếu tố tăng trưởng biểu bì, các thuốc hỗ trợ tăng hình thành tổ chức hạt.
biến chứng tiểu đường ở chân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh đồng thời có thể gây tàn phế suốt đời. Người bệnh phải thật sự quan tâm và biết cách tự chăm sóc để chủ động ngăn ngừa các biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường.
Hyperoil – Sản phẩm thảo dược cải thiện da đơn giản hỗ trợ phục hồi các biến chứng tiểu đường ở chân
Sản phẩm thảo dược Hyperoil, là sản phẩm nhập khẩu từ Ý, được cấp chứng nhận chất lượng Châu Âu CE.
Hyperoil giúp ngăn cản, kiểm soát vi khuẩn phát triển ở vùng da bị lở loét; tránh tiết dịch và chảy nước quanh vết thương. Hyperoil thúc đẩy sự hình thành mô hạt, duy trì độ ẩm các mô, từ đó giúp các biến chứng bàn chân ở bệnh tiểu đường mau lành. Sử dụng Hyperoil giúp:
- Hạn chế phải cắt cụt các chi
- Giảm đáng kể nguy cơ nhiễm khuẩn tái phát
- Thúc đẩy sự hình thành mô hạt
- Cho phép bệnh nhân tự sử dụng thuốc dễ dàng
Ngoài ra, Hyperoil dạng dầu giúp giữ ẩm và bảo vệ da, khôi phục sự đàn hồi của da.Trong giai đoạn chữa lành vết loét từ lúc kháng viêm đến phục hồi, bạn cần sử dụng các sản phẩm sát khuẩn và hỗ trợ chất lượng. Điều này sẽ làm việc điều trị có hiệu quả. Ngoài ra chọn đúng sản phẩm sẽ đẩy nhanh việc điều trị loét bàn chân tiểu đường và tránh bị loét tĩnh mạch.
Hyperoil giúp kháng viêm, kháng khuẩn, làm liền vết loét
Được chiết xuất từ hạt Neem và hoa Chi Ban có nguồn gốc thảo dược, Hyperoil mang tính năng kháng khuẩn, kháng viêm cho vết loét.
Tái tạo mô và tế bào nhanh chóng
Neem giúp giữ ẩm và bảo vệ da, kích thích quá trình tự làm lành. Các dưỡng chất giúp quá trình tái tạo tế bào, tăng sinh tự nhiên diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Vì vậy các tế bào khi được tái tạo sẽ đảm bảo khỏe mạnh, tế bào mới có sức đề kháng tốt.
Hỗ trợ phục hồi các biến chứng mất cảm giác chân ở tiểu đường
Sản phẩm dạng dầu Hyperoil được sử dụng giúp phục hồi các biến chứng tiểu đường ở chân. Không chỉ hiệu quả với các nguyên nhân loét gây ra từ bệnh tiểu đường mà còn vết loét do tỳ đè hay các vết thương liên quan. Sản phẩm cũng có thể sử dụng cho vết thương hậu phẫu, sau khi mổ. Hyperoil hỗ trợ tái tạo và hàn gắn các tổn thương trên da, kể cả trong trường hợp bị nhiễm trùng và hoại tử.
Sản phẩm có thể sử dụng cho cả ba giai đoạn của vết thương: giai đoạn viêm, giai đoạn tổ chức hạt và tái tạo, giai đoạn liền thương phục hồi.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm Hyperoil liên hệ với chúng tôi:
- Website: Hyperoil Việt Nam
- Hotline: 096.946.3189
- Email: hyperoil@viet-gate.com
- Địa chỉ: Công ty VietGate, 842/1/2 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp,Tp Hồ Chí Minh.
- Facebook: https://www.facebook.com/hyperoil.vn
Nguồn thông tin:
Tại sao đái tháo đường gây loét bàn chân – Thầy thuốc Việt Nam
Search
Danh mục
Bài viết mới nhất
-
01 Tháng Mười, 2024
Các Loại Băng Gạc Cho Vết Thương tại Việt Nam
-
03 Tháng Bảy, 2024
Herpes Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
19 Tháng Hai, 2024
Xăm xong bôi gì để tránh nhiễm trùng và lên hình đẹp, rõ nhất
-
04 Tháng Mười, 2023
Sẹo lồi: Khái niệm, nguồn gốc và cách trị sẹo lồi đơn giản và hiệu quả