22 Tháng Hai, 2022
Hăm tã: Định nghĩa, nguyên nhân và cách điều trị mới nhất
Hăm tã ở trẻ là tình trạng phổ biến khi tã bị ẩm ướt, không được thay thường xuyên, da trẻ bị cọ xát quá nhiều. Trẻ thường có những biểu hiện bị khó chịu, thường xuyên quấy khóc. Nếu tình trạng này không được thay đổi và điều trị thì trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và hình thành nấm ở vùng tã. Bài viết hôm nay của Hyperoil sẽ giới thiệu về định nghĩa của bệnh hăm tã, các nguyên nhân gây ra bệnh và các cách điều trị phù hợp cho bé.
Định nghĩa về Hăm tã:
Hăm tã là tình trạng viêm da phát triển trong khu vực lót tã hay còn được gọi là “viêm da do kích ứng với tã”. Loại viêm da này sẽ gây ra mẩn đỏ nhẹ và lan rộng ra vùng mông, đùi của bé, đôi khi những vùng này sẽ có những nốt nổi như phát ban. Khi gặp tình trạng này, bé sẽ có những biểu hiện bị ngứa và đau, nhưng nếu để tình trạng tệ hơn thì da bé có thể bị rát và chảy máu.
Hiện tượng hăm tã có thể lan ra ngoài phần tã như thắt lưng hoặc bắp đùi. Da bé bị viêm xung quanh đùi, nơi tiếp xúc trực tiếp với vách chống tràn của tã. Bạn cần phân biệt rõ các dấu hiệu của hăm tã và phát ban do nóng hoặc viêm da dị ứng. Viêm da chỉ xuất hiện trong khu vực tã tiếp xúc với da của bé. Phát ban dễ xảy ra khi thời tiết nóng, vì vậy nên bạn sẽ dễ nhầm lẫn các triệu chứng của phát ban do nóng với hăm tã và tránh bị lở loét da.
Cần phải kiểm tra tã thường xuyên để tránh khả năng bị hăm tã
Các nguyên nhân chính:
Yếu tố gây ra hăm tã vẫn là do da bé bị kích ứng khi phải mang tã ướt và bẩn trong một khoảng thời gian dài, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Nước tiểu và phân của bé: cũng giống như nước, chất lỏng – nước tiểu và phân là những chất thải được sinh ra từ cơ thể có rất nhiều vi khuẩn và chất kích thích, khi tồn tại trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng hăm tã.
- Mồ hôi, nhiệt và độ ẩm: Việc kiểm soát độ ẩm là vô cùng quan trọng để phòng ngừa tình trạng này bởi vì các bé thì thường sẽ rất hiếu động và thường xuyên vận động dễ ra mồ hôi. Những nguyên nhân khác gây ẩm là thời tiết ẩm ướt, khi bé tiểu tiện và đại tiện trong tã, điều này sẽ làm da trở nên nhăn nheo và dễ bị kích ứng do độc tố từ chất thải tạo ra. Ngoài ra, việc phòng ngừa ẩm và nóng có thể giảm sự phát triển của nấm, đặc biệt là nấm Candida.
- Kích ứng do cọ sát liên tục: Da của em bé rất mỏng và cực kỳ nhạy cảm nên ngay cả khi không dùng lực để lau cho bé thì quá trình này có thể để lại những tổn thương nhẹ, có thể gây viêm da sau này.
- Một số nguyên nhân khác: Một số tình trạng làm tăng khả năng bị hăm tã là tiêu chảy xì xoẹt kéo dài, ăn sữa công thức (bú mẹ ít bị hơn), bé phải điều trị kháng sinh nặng (dễ tiêu chảy và nhiễm nấm)
Các mức độ của hăm tã là gì?
Các bác sĩ sẽ căn cứ vào các biểu hiện và các triệu chứng trên toàn thân của bé để phân độ nặng nhẹ:
- Mức độ nhẹ: trên da bé xuất hiện lác đác ban đỏ ở vị trí mông, đùi, thắt lưng và chưa có những biểu hiện nhất định.
- Mực độ mức độ trung bình: Xuất hiện vùng rát đỏ ở chỗ mô tả, bé sẽ có biểu hiện bị đau và khó chịu.
- Mực độ tã nặng: xuất hiện những vết phỏng nước và trượt loét trên vùng bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ bị mệt mỏi, kích thích và có khả năng có những biểu hiện của nhiễm trùng hoặc nhìn giống bệnh Eczema.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh có nhiều mức độ và nguyên nhân khác nhau
Cách trị hăm tã cho bé
Đối với trẻ sơ sinh bị hăm tã thì chúng ta có thể trị bằng 3 cách:
Chăm sóc da vùng đóng bỉm:
- Hãy thay bỉm một cách thường xuyên và giảm thời gian bị ẩm trong tã.
- Cần để thoáng, không đóng bỉm một vài tiếng trong ngày
- Dùng nước ấm để rửa mông hoặc dung dịch vệ sịnh có pH trung tính
- Cần tránh sử dụng giấy ướt (kể cả loại không mùi), bởi vì giấy ướt có chứa methyliso- thiazolion có thể gây dị ứng.
Chọn loại bỉm phù hợp cho bé
- Chỉ nên sử dụng những loại bỉm chất lượng, có nhãn hàng, tem mác uy tín
- Bỉm dùng một lần thì sẽ tốt hơn.
- Bỉm hay tã đều phù hợp, điều cần thiết để làm là thay tã thường xuyên.
Bôi kem trị hăm tã để bảo vệ
- Kem có tác dụng như một hàng rào che chở cho bờ mông trước bỉm.
- Thuốc mỡ tốt hơn kem và lotion do 2 loại sản phẩm này có chứa nhiều chất tạo mùi và phụ gia gây hại cho da của bé
- Tránh sử dụng các thuốc trị ngứa vùng kín không nguồn gốc hoặc không phù hợp cho trẻ sơ sinh.
- Tùy theo từng mức độ đã kể trên thì bác sĩ có thể tư vấn thêm kem hydrocortisone hoặc kem kháng sinh.
Nên chọn loại bỉm phù hợp cho bé để tránh vị viêm da do tã
Khi nào hăm tã ở trẻ sơ sinh cần đi khám?
- Hăm tã ở trẻ sơ sinh không phải là một tình trạng quá nguy hiểm và nguy cấp nên thường ở những mức độ thấp thì bạn không cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay mà có thể tự chữa tại nhà.
- Thế nhưng nếu trẻ có những dấu hiệu bị nhiễm trùng như sốt, phát ban bị chảy mủ, đau, khó chịu, hoặc có những vết loét, mụn nhọt, mụn nước ở vùng bị ảnh hưởng thì hãy đưa bé bị hăm tã đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc ngay.
- Nếu bé còn dưới 6 tuần tuổi thì bạn nên tham khảo với các bác sĩ và chuyên gia để xem người mình điều trị hăm tã đúng cách hay không?
Những lưu ý khác:
- Không nên sử dụng bột phấn rôm vì không có rác dụng tạo nên một hàng rào bảo vệ và còn tăng thêm nguy cơ bé hít phấn vào phổi, nguy cơ bệnh lý phụ khoa ở trẻ gái.
- Không nên dùng Baking soda và các thể loại có chứa acid boric (cần nên đọc kĩ mác sản phẩm) do nguy cơ ngộ độc.
- Các sản phẩm có chứa thành phần sau cũng không nên dùng: neomycin, phenol, benzocain, camphor, salicylate.
- Không nên sử dụng các loại kem trị hăm tã hoặc các cách trị hăm tã không được khoa học chứng minh.
Hyperoil – Sản phẩm thảo dược cải thiện da đơn giản hỗ trợ trị hăm tã an toàn và phù hợp cho bé
Hyperoil là sản phẩm được sử dụng để làm giảm hăm ở trẻ nhỏ
Hyperoil là sản phẩm thảo dược, được sản xuất từ Ý. Hyperoil được cấp chứng chỉ chất lượng châu Âu CE. Hyperoil được chiết xuất thành phần từ thảo dược nên an toàn đối với mọi người, đặc biệt là với em bé. Với nguồn gốc chiết xuất từ hạt Neem (xoan Ấn Độ) và hoa Chi Ban, Hyperoil hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn. Neem giúp giữ ẩm và bảo vệ da, kích thích quá trình tự làm lành, Hoa Chi Ban (Hypericum) giúp tái tạo mô và biểu mô, chữa lành vết thương, tăng cường tái tạo tế bào, làm dịu tổn thương,
Hyperoil có tác dụng bảo vệ da, làm dịu vùng da bị hăm rát, đỏ, mẩn, ngứa. Hyperoil làm bằng thảo dược nên an toàn khi sử dụng cho bé.
Với mẹ đang cho con bú mà bị chứng “nứt cổ gà”, những vệt giống bệnh Eczema, ngứa, đau rát cũng có thể dùng Hyperoil để làm dịu và giúp vết thương mau lành
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm Hyperoil xin liên hệ với chúng tôi:
- Website: Hyperoil
- Facebook: https://www.facebook.com/hyperoil.vn
- Hotline: 096.946.3189
- Email: hyperoil@viet-gate.com
- Địa chỉ: Công ty VietGate, 842/1/2 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp,Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn tham khảo:
Hăm tã ở trẻ và cách xử trí – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Search
Danh mục
Bài viết mới nhất
-
01 Tháng Mười, 2024
Các Loại Băng Gạc Cho Vết Thương tại Việt Nam
-
03 Tháng Bảy, 2024
Herpes Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
19 Tháng Hai, 2024
Xăm xong bôi gì để tránh nhiễm trùng và lên hình đẹp, rõ nhất
-
04 Tháng Mười, 2023
Sẹo lồi: Khái niệm, nguồn gốc và cách trị sẹo lồi đơn giản và hiệu quả