05 Tháng Tám, 2021

Điều trị loét bàn chân tiểu đường như thế nào hiệu quả nhất

Ở người bình thường, vết thương có dấu hiệu lành chỉ sau vài ngày hoặc ít nhất 1 tuần. Thế nhưng, đối với người bị tiểu đường thì vết thương bàn chân lại lâu lành, có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng và sẽ có thể dẫn đến những vết loét bàn chân tiểu đường. Các vết thương này rất dễ bị nhiễm trùng, có thể lan rộng, nghiêm trọng hơn là phải cắt cụt chân hoặc gây nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng đến tính mạng. Sau đây là một số ý kiến bạn có thể tham khảo để chăm sóc và điều trị loét bàn chân tiểu đường Nhưng quan trọng nhất vẫn là thực hiện đúng theo khuyến cáo chuyên gia y khoa.

1. Điều trị loét bàn chân tiểu đường bằng cách kiểm soát đường huyết

Làm theo lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng, tập thể dục và thuốc. Giữ mức đường huyết trong phạm vi theo chỉ định của bác sĩ. Đường huyết được kiểm soát ổn định làm giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường trong đó có biến chứng loét bàn chân, hỗ trợ cho việc lưu thông máu được tốt hơn, làm ổn định khả năng miễn dịch.

2. Điều trị loét bàn chân tiểu đường bằng cách giảm áp lực

Phòng ngừa là cách tốt nhất để điều trị biến chứng tiểu đường ở chân bởi vì vết thương ở bàn chân rất khó tự chữa lành do chịu áp lực thể trạng. Điều này gây ra sự tắc hẹp ở mạch máu lưu thông do tì đè sẽ khiến cho vết loét càng trầm trọng hơn.

Quá trình bơm oxy vào máu và vận chuyển bạch cầu bị gián đoạn khiến đề kháng không hoạt động tốt làm vết loét bị sâu hơn. Để khắc phục điều này người bệnh nên sử dụng xe lăn, nạng khi đi lại và hạn chế di chuyển hết mức, tránh đè lên vết loét gây áp lực tì đè.

3. Chăm sóc vết thương

Ngoài ra bạn có thể xử lý vết thương tại nhà bằng cách thường xuyên thay băng gạc hay sát khuẩn, sử dụng các thuốc chuyên dụng để hỗ trợ quá trình liền thương. Nếu chăm sóc tại nhà, bạn có thể băng bó, gạc bàn chân kèm với kem, gel, dung dịch … lên vết thương để duy trì độ ẩm, tăng sinh và tái tạo tế bào cho da.

Điều trị loét bàn chân tiểu đường

Chăm sóc và điều trị loét bàn chân tiểu đường cần rất nhiều bước

4. Kiểm tra và điều trị loét bàn chân tiểu đường hàng ngày

Chăm sóc chân đúng cách có thể ngăn ngừa các vấn đề này hoặc điều trị chúng trước khi chúng gây ra những biến chứng nghiêm trọng

Các bước để chăm sóc biến chứng tiểu đường ở chân:

  • Kiểm tra bàn chân bị loét tì đè hàng ngày để phát hiện sớm tổn thương trầy xước, các vết loét, mụn phỏng, vết chai hoặc bất kỳ vấn đề nào khác…
  • Vệ sinh bàn chân hàng ngày bằng nước ấm (kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay của bạn vì tổn thương thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn tay), sử dụng xà phòng nhẹ để đảm bảo da luôn sạch sẽ. Không ngâm chân. Lau khô chân, đặc biệt các kẽ ngón chân.
  • Tham khảo phác đồ điều trị loét tỳ đè.

Nếu da quá khô có thể sử dụng các loại kem hoặc dầu dưỡng ẩm để phòng ngừa da bị nứt, rách, đặc biệt chú ý vùng gót chân, không nên bội ở giữa các kẽ ngón chân, da có thể trở nên quá ẩm, là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển.

  • Sát trùng và băng vết thương khi da bị trầy xước là bước đầu tiên để điều trị loét bàn chân tiểu đường.
  • Cắt móng chân đúng cách: Cắt móng chân với một cái bấm móng tay thẳng. Không được cắt sâu vào khóe móng hay cắt nhầm vào da, không dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc da quanh móng bởi vì chỉ một vết xước nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng.
  • Lựa chọn giày dép, tất phù hợp: không được đi chân không và bắt buộc phải mang tất khi đi giày, tất mềm mại và dệt bằng sợi tự nhiên, đường may nổi không thô ráp.

Không đi tất quá chật vì nó có thể ảnh hưởng tới sự lưu thông máu của bàn chân. Mang giày đúng cỡ. Luôn kiểm tra bên trong giày để đảm bảo rằng không có vật lạ nào trong giày như cát bụi, côn trùng… có thể gây tổn thương đôi chân.

  • Giữ cho mạch máu được lưu thông: đặt chân lên ghế khi ngồi xuống, không bắt chéo chân trong thời gian dài, không đi những đôi tất chật hoặc có đai cao su nút quanh cổ chân.

Cử động ngón chân trong 5 phút từ 2-3 lần trong ngày. Tập vận động bàn chân hàng ngày để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chân như: đi bộ, đạp xe…

5. Làm sạch khuẩn để điều trị loét bàn chân tiểu đường

Việc làm sạch biến chứng tiểu đường ở chân giúp loại bỏ được cái tế bào và phần mô đã bị hoại tử là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị loét bàn chân tiểu đường. Ngoài ra còn tiêu diệt được cái vi sinh vật có hại trong ổ loét. Từ đó ngăn ngừa được biến chứng chậm hơn và không gây ra bội nhiễm vi khuẩn.

Sau khi rửa sạch vết thương thì cần băng bó lại bằng gạc để giúp duy trì độ ẩm và tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Bước này giúp làm tăng quá trình liền thương nhanh chóng hơn. Và cũng để bảo vệ cho vết thương không gây ảnh hưởng đau nhức cho người bệnh. Các bước làm sạch vết loét có thể thực hiện như sau:

  • Đầu tiên là rửa sạch bằng nước muối sinh lý: Có thể dùng nhíp đã qua khử trùng để loại bỏ các dị vật nếu có. Đảm bảo vết thương không bị tấn công bởi những yếu tố bên ngoài hay còn vi khuẩn, dị vật bên trong vết loét có thể gây hậu quả về sau.
  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn để cải thiện da đơn giản để lau vết loét: Sau khi đã vệ sinh bằng nước muối sinh lý, đảm bảo làm sạch vết thương thì dùng những dung dịch đặc trị để lau và chăm sóc vết thương. Các dung dịch không được gây kích ứng hoặc làm đau rát cho da, dễ dẫn tới biến chứng. Nhất là sản phẩm có chứa cồn hoặc povidine iod vì sẽ làm chậm lành vết thương và nhuộm màu da.
  • Cuối cùng là băng lại vết loét bằng gạc: Không băng quá chặt sẽ làm rát và khô vết thương. Cần băng bó vừa đủ để duy trì độ ẩm và tránh yếu tố môi trường bên ngoài.

Trong quá trình chăm sóc, điều trị loét bàn chân tiểu đường, bạn nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đến bệnh viện thường xuyên để không bỏ sót dấu hiệu nào của bệnh lở loét do tiểu đường gây ra. Hãy luôn kiểm tra bàn chân và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Chữa trị kịp thời vết loét bàn chân sẽ không gây ra nhiều hệ quả sau này.

Điều trị loét bàn chân tiểu đường

Làm sạch khuẩn là cách điều trị loét bàn chân tiểu đường hiệu quả nhất

6. Hyperoil – Cải thiện da đơn giản hỗ trợ phục hồi và điều trị loét bàn chân tiểu đường

Sản phẩm thảo dược Hyperoil, là sản phẩm nhập khẩu từ Ý, được cấp chứng nhận chất lượng Châu Âu CE.

Hyperoil giúp ngăn cản, kiểm soát vi khuẩn phát triển ở vùng da bị lở loét; tránh tiết dịch và chảy nước quanh vết thương. Hyperoil  thúc đẩy sự hình thành mô hạt, duy trì độ ẩm các mô, từ đó giúp vết loét mau lành. Sử dụng Hyperoil giúp:

  • Hạn chế phải cắt cụt chân
  • Giảm đáng kể nguy cơ nhiễm khuẩn tái phát-
  • Thúc đẩy sự hình thành mô hạt
  • Cho phép bệnh nhân bị lở loét da tự sử dụng thuốc dễ dàng
  • Ngoài ra, Hyperoil dạng dầu giúp giữ ẩm và bảo vệ da, khôi phục sự đàn hồi của da.

Trong giai đoạn chữa lành vết loét từ lúc kháng viêm đến phục hồi, bạn cần sử dụng các sản phẩm sát khuẩn và hỗ trợ chất lượng. Điều này sẽ làm việc điều trị có hiệu quả. Ngoài ra chọn đúng sản phẩm sẽ đẩy nhanh việc làm lành vết thương và giúp đẩy nhanh quá trình điều trị loét bàn chân tiểu đường, nếu không phải sử dụng các loại kháng sinh điều trị loét bàn chân tiểu đường.

Sản phẩm dạng dầu Hyperoil được sử dụng giúp phục hồi và điều trị loét bàn chân tiểu đường. Không chỉ hiệu quả với các nguyên nhân loét gây ra từ bệnh tiểu đường mà còn vết loét do tỳ đè hay các vết thương liên quan. Sản phẩm cũng có thể sử dụng cho vết thương hậu phẫu, sau khi mổ. Hyperoil hỗ trợ tái tạo và hàn gắn các tổn thương trên da, kể cả trong trường hợp bị nhiễm trùng và hoại tử.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm Hyperoil liên hệ với chúng tôi:

Website: https://hyperoil.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/hyperoil.vn

Nguồn thông tin:

Tại sao đái tháo đường gây loét bàn chân – Thầy thuốc Việt Nam

Tạp chí khoa học